Giải pháp nhà máy thông minh (Smart Factory)

Giải pháp Smart Factory là sự kết nối giữa phần mềm ứng dụng với hệ thống máy móc, thiết bị được kết nối Internet. Dữ liệu của chúng được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm lập trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ cho việc hỗ trợ ra các quyết định trong việc quản lý và điều hành nhà máy…

Những lợi ích của ứng dụng:

Không phải ngẫu nhiên nhà máy thông minh được chọn là mục tiêu đột phá của các doanh nghiệp sản xuất trên khắp thế giới. Các hệ thống nhà máy thông minh ra đời để giải quyết hoàn toàn hạn chế của các nhà máy truyền thống – vấn đề luôn khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu tìm lời giải:

  • Mọi quá trình sản xuất đều phụ thuộc vào con người
  • Luồng thông tin không thông suốt, dễ bị đứt gãy ở các tầng quản lý (chiến lược, hoạch định nguồn nhân lực và vận hành sản xuất)
  • Dữ liệu thường xuyên thiếu hụt, chất lượng thông tin không chính xác, khó kiểm chứng khiến nhà quản trị khó phân tích, khó đưa ra được các quyết định kịp thời…

Từ khi nhà máy thông minh xuất hiện, những vấn đề ấy hoàn toàn được giải quyết và còn mang đến nhiều lợi ích đột phá mà nhà máy sản xuất truyền thống khó có thể đạt được.

Những lợi ích của Smart Factory đối với doanh nghiệp sản xuất:

  • Tăng năng suất
  • Giảm chi phí
  • Đảm bảo an toàn lao động
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Đặc trưng của giải pháp:

  • Tự động hóa: Đặc trưng của Smart Factory chính là khả năng tự động hóa trong sản xuất. Với sự kết hợp giữa công nghệ cảm biến cùng các máy móc thông minh, con người hầu như không cần tham gia, hoặc tham gia rất ít vào quá trình vận hành sản xuất. Bởi nhà máy thông minh đã cung cấp hệ thống sản xuất một cách tự động
  • Kết nối: Đây cũng là đặc trưng của Smart Factory khá quan trọng. So với các mô hình cách mạng công nghiệp trước đó, smart factory đã tạo được điểm nhấn của mình thông qua tính năng kết nối. Để xử lý, phân tích các dữ liệu quan trọng phục vụ việc quản lý, giám sát sản xuất, mô hình nhà máy này đã tạo ra mạng lưới kết nối tiên tiến giữa các tầng máy móc vận hành với các phần mềm.
  • Thông minh: Một đặc trưng không thể thiếu khi nhắc đến đặc trưng của Smart Factory chính là việc sử dụng tối ưu các thiết bị thông minh như cảm biến, thiết bị quét mã QR code…Thông qua các thiết bị hiện đại này, việc thu thập thông tin dữ liệu phục vụ cho dây chuyền sản xuất, hàng hóa trong kho…đã trở nên chính xác, nhanh chóng hơn.
  • Thời gian thực: Nhà máy thông minh là sự kết hợp đa chiều giữa máy móc và con người. Chính bởi vậy, việc vận hành, giám sát đều được tiến hành trong thời gian thực. Điều này mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp. Như là doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu suất, sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả…
  • Số hóa: Được xây dựng từ hai hệ thống nền tảng MES và ERP, nhà máy thông minh có khả năng số hóa toàn bộ quy trình vận hành của doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng sự liên kết, thống nhất giữa các phòng ban. Không chỉ vậy, điều này còn giúp dữ liệu được nhất quán. Đây là đặc trưng của Smart Factory.
  • Trực quan hóa: Đi cùng với số hóa là đặc trưng trực quan hóa. Nhà máy thông minh sử dụng các phương tiện đồ họa để truyền đạt thông tin, dữ liệu. Tại các cơ sở sản xuất, các dữ liệu liên quan đến máy móc sẽ được truyền đạt lại trên máy tính bảng công nghiệp. Trực quan hóa giúp doanh nghiệp cập nhật tình trạng sản xuất, kịp thời đưa ra biện pháp xử lý khi có sự cố.
  • Chủ động: Đây là mô hình nhà máy hoạt động chủ yếu qua máy móc, thiết bị. Chính vì điều đó, sự chủ động là một trong những khả năng ưu việt của nhà máy thông minh. Hai khả năng dự đoán và lập kế hoạch đã được áp dụng triệt để trong nhà máy thông minh, giúp việc quản lý vật tư, quản lý chất lượng hiệu quả hơn.
  • Toàn diện: Sau khi thu thập, phân tích các thông tin, dữ liệu, hệ thống báo cáo thông minh sẽ hoạt động và đưa ra toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng biểu đồ quan sát. Với quy trình làm việc nhất quán như vậy, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn toàn diện về hệ thống sản xuất của mình. Từ đó đưa ra các quyết định chiến lược.
  • Linh hoạt: Không chỉ tự động, nhà máy thông minh còn giúp doanh nghiệp có tính linh hoạt. Khi có biến động thị trường, nhà máy thông minh sẽ thích nghi một cách linh hoạt, đảm bảo cân bằng yếu tố thời gian thực với năng lực sản xuất.
  • Tối ưu hóa: Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các yếu tố công nghệ, con người đã tạo nên công trình thông minh giúp doanh nghiệp đạt năng suất, chất lượng tốt hơn. Đặc biệt, nhà máy thông minh đóng góp phần lớn trong việc tối ưu hóa chi phí và tiến độ giao hàng của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số trong sản xuất hay nói các khác là xây dựng các hệ thống nhà máy thông minh là giải pháp tất yếu giúp các doanh nghiệp tối ưu hoá chi phí, tối ưu hoá sản xuất và duy trì hoạt động an toàn trong và sau đại dịch. Hi vọng những chia sẻ trên đây của MP Solutions sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về nhà máy thông minh và các giải pháp cụ thể mà doanh nghiệp có thể ứng dụng để xây dựng nhà máy thông minh riêng của mình.

Để được tư vấn về triển khai nhà máy thông minh, tư vấn về các giải pháp nhà máy thông minh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để MP Solutions tư vấn cụ thể nhất!